#5 - CHẠY JOB AMAZON DỄ MÀ, CHỈ LÀ...

► 01 Deadline “hơi" căng

Khi làm với một ông lớn như Amazon, mình phải tự hiểu rằng sản phẩm sẽ phải qua vô cùng nhiều rounds kiểm duyệt. Do đó, để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng được deadline thì thời gian thực hiện luôn bị rút ngắn lại.

Mình đã gần như không ngủ vì áp lực thời gian. Mà càng áp lực thì càng làm … không được. Việc vững tâm lý lúc này là vô cùng quan trọng. Có lúc mình vẽ hoài mà cứ xấu hoài, nản với áp lực lắm nhưng vẫn phải tiếp tục và tiếp tục. Sai rồi lại sửa, vẽ rồi lại xoá, cho đến khi cho ra sản phẩm cuối cùng.

► 02 Guideline “gắt"

Lúc mới vào nghề, mình khá dị ứng khi phải làm theo một bộ công thức nào đó vì cảm thấy nó khiến mình đánh mất sáng tạo. Nhưng sau này, guideline càng rõ ràng, quy định càng cụ thể, thì lại càng khiến mình hứng thú và kích thích sự sáng tạo nhiều hơn.

Đối với Amazon không có chuyện bạn muốn vẽ sao thì vẽ. Từng cái ngón tay, nét cong của mí mắt, độ xoăn của tóc… đều đã được quy định kỹ càng. Nhân vật chính phải đặt ở vị trí nào, tỉ lệ mặt đất chiếm bao nhiêu khung hình, kích cỡ của text là bao nhiêu, màu da đậm nhạt ra sao…

Riêng việc chọn được size text phù hợp thôi đã vô cùng gian nan, vì họ gần như đã phát triển được một hệ thống quy tắc riêng, rất “Amazon". Mà điều đặc biệt ở đây là, dù có được đưa sẵn công thức thì áp dụng vào cũng rất khó. Nó giống như giải toán vậy, dù đã có sẵn toàn bộ công thức, nhưng để giải được thì lại là một câu chuyện khác.

Trong thời gian này, thông qua những buổi meeting và nghe những chia sẻ trực tiếp từ leader bên họ, mình đã học được rất nhiều điều mới. Đó là những cuộc gọi vô giá đối với mình, cả một kho tàng kiến thức chỉ trong vài tiếng ngắn ngủi.

► 03 Đòi hỏi sự sáng tạo cao

Mặc dù bộ guideline vô cùng khắc khe, nhưng họ còn có một yêu cầu cao hơn nữa, đó là phải sáng tạo.

Mình sẽ cần làm theo guideline của họ, nhưng nếu làm đúng và giống y hệt, họ sẽ có “một chút thất vọng". Việc của mình lúc này là phải thêm sự sáng tạo cá nhân vào. Và sáng tạo trong khuôn khổ chưa bao giờ là điều dễ dàng cả. Nhiều quá sẽ trật guideline, mà ít quá thì thiếu chuyên nghiệp.

► 04 “Đơn giản” nhưng không được phép “bình thường”

Đối với bộ thiết kế của Amazon, bạn có thể thấy đó là những shape đơn giản, không cầu kỳ, không học thuật, không chi tiết, không texture. Nói chung là không có gì khó. Nhưng việc tạo ra một design ấn tượng từ những thứ đơn giản mới khó.

Khi làm bộ này, mình luôn nhẩm trong đầu là “không được bình thường, không trùng lặp ý tưởng, không rườm rà, không sơ sài, không được quá giống bộ illustration có sẵn của họ, không được sai kiến thức căn bản, không được xấu…”

Vậy đấy, chứ đến khi làm vẫn trật như thường. Mình có thể làm một chiếc styleframe đầy màu sắc, đủ thứ element, hiệu ứng ánh sáng chói loá chỉ trong vài giờ. Nhưng với Amazon thì có lúc mình phải ngồi loay hoay cả ngày chỉ để vẽ … một tờ giấy trắng nhàu nát. :))

► 05 Quy trình làm việc tỉ mỉ

Ai chưa chú trọng việc quản lý layer, thì Amazon sẽ là một cơn ác mộng thật sự. Khi nhận được assets từ Amazon, mình bị sốc bởi sự tỉ mỉ của họ. Layer luôn được sắp xếp gọn gàng, dễ hiểu, tinh giản và logic.

Họ không hề bắt buộc rằng mình phải sắp xếp layer ra sao, đặt tên layer như thế nào. Nhưng khi nhận được một bộ assets chuyên nghiệp như vậy, mình phải tự biết rằng mình phải làm gì. File mình gửi đi cho họ cũng phải y như thế, thậm chí là phải chỉn chu và chuyên nghiệp hơn, nếu muốn gây ấn tượng với họ.

Đối với mình, sự chuyên nghiệp luôn bắt nguồn từ những chi tiết đơn giản nhất và luôn được ưu tiên hàng đầu.

Mọi người có thể xem dự án tại đây nhé: https://www.pstudio.vn/amazon-earth-month

Previous
Previous

#6 - 18 CÂU HỎI GIÚP THIẾT KẾ TỐT HƠN

Next
Next

#4 - 05 CÁCH "TẬN DỤNG" ĐIỂM YẾU?