#14 - TẠI SAO KHÁCH HÀNG “PHẢI” FEEDBACK?

Vì bạn làm chưa tốt? Không hẳn.

 

Sẽ có một số dự án bạn may mắn nhận được rất ít feedback, hoặc gần như không có feedback nào. Điều đó tất nhiên là một điều vô cùng tuyệt vời.

 

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng may mắn như vậy, dù tâm huyết mà bạn dành cho mọi dự án là như nhau.

 

Vậy lý do tại sao khách hàng lại feedback?

 

1/ Vì họ hoàn toàn chưa hình dung được sản phẩm đầu ra, cho đến khi nhận được bản sketch đầu tiên.

 

Dù có brief kỹ đến đâu thì chung quy mọi thứ vẫn chỉ đang nằm trên câu chữ, ảnh ref. Người thiết kế có thể kiểm soát tốt mọi thứ về hình ảnh, nhưng không thể kiểm soát trí tưởng tượng của khách hàng. Do đó, việc rèn luyện mỗi ngày, qua mỗi dự án, để đọc hiểu brief và tâm lý khách hàng là vô cùng quan trọng.

 

Bản thân mình cũng đã phải gánh nhiều hậu quả cho việc không đọc hiểu đủ kỹ brief và materials. Việc nghiên cứu, research bao giờ cũng quan trọng.

 

2/ Vì họ có một cái nhìn tổng quan và nhiều khía cạnh

 

Khi một khách hàng kiểm duyệt sản phẩm thiết kế, họ hoàn toàn không chỉ nhìn nó trên giao diện phần mềm thiết kế, trên con máy tính của bạn; mà sẽ là trên màn hình điện thoại, máy tính văn phòng, trên bảng billboard, TV ở phòng chờ, màn hình chiếu cỡ lớn… tuỳ nhu cầu sử dụng. Mà những thứ này đa phần lại chỉ nằm trong “tưởng tượng” của người thiết kế.

 

Họ cũng sẽ kiểm duyệt sản phẩm với góc nhìn của người tiêu dùng – cũng có thể gọi là “client quan trọng nhất” của bất kỳ project nào, nhưng lại hay bị lãng quên nhất. Nếu đặt được “mình” vào vị trí của “người tiêu dùng”, bạn sẽ tự nhìn ra được khá nhiều lỗi sai mà không lớp học thiết kế nào có thể dạy được.

 

3/ Vì họ hiểu sản phẩm của mình

 

Hãy nhớ, khách hàng không chỉ có một sản phẩm thiết kế truyền thông duy nhất. Họ đã từng thử nghiệm, thất bại và thành công trên rất nhiều dự án khác, họ hiểu được điều gì sẽ giúp họ đạt doanh số bán hàng, điều gì thì không. Có những thứ không nằm ở sự đẹp, xấu. Mà nó nằm ở tính “hiệu quả”.

 

4/ Cái tôi

 

Là một designer, bạn nên bỏ cái tôi xuống. Nhưng nếu bạn là khách hàng, hãy nâng nó lên. “Cái tôi” nghe có vẻ hơi nghiêm trọng, nhưng thật ra nó cũng chỉ là sở thích, quan điểm cá nhân.

 

Mình thích làm việc với khách hàng biết họ thích gì, họ muốn gì. Hãy nhớ rằng bạn đang làm việc với một con người, chứ không phải robot. Vậy nên, hãy học cách đọc hiểu được mong muốn của họ (dù họ có trực tiếp nói hay không).

Previous
Previous

#15 - 5 CÁCH “LEVEL UP” KỸ NĂNG THIẾT KẾ

Next
Next

#13 - CÁCH QUẢN LÝ FILE TIẾT KIỆM HÀNG NGHÌN CÚ CLICK CHUỘT