#11 - 5 CÁCH CHUYỂN Ý TƯỞNG THÀNH HÌNH ẢNH

“1 bức ảnh hơn nghìn lời nói”.

Nhưng làm thể nào để thiết kế bức ảnh mang giá trị giá trị như vậy thì không ai nói.

Dưới đây là 5 cách mình dùng để “visualize”, chuyển bất cứ ý tưởng nào trở thành hình ảnh.

1/ Search google

Vô cùng đơn giản, mình search idea ở google =)) Nhưng cách search sẽ hơi khác một tí.

Bắt đầu với các topic rộng thay vì lao vào từng câu chữ của kịch bản.

Thường sẽ luôn có ai đó đã làm rồi, thậm chí là làm gần như y hệt cái bạn đang muốn tìm. Có thể là các công ty tiên phong trong lĩnh vực đấy, hoặc công ty đối thủ.

Hãy bắt đầu bằng việc tham khảo những nguồn như vậy. Nhưng nên nhớ, chỉ tham khảo đề làm bước đệm khởi đầu, giúp bạn có hình dung sơ bộ trong đầu về thứ mà mình đang cần làm, đừng vội “copy ý tưởng” của người ta.

2/ Lướt Pinterest

Hãy tận dụng thuật toán của Pinterest một cách thông minh. Tips để sử dụng Pinterest phát huy tối đa công năng của mình là:

  • Chỉ click vào những hình đúng style, đúng nội dung cần tìm, để phần nào train cho Pinterest biết rằng đâu mới là thứ tôi đang tìm kiếm.

  • Tránh click vô tội vạ hàng loạt vào những hình ảnh không liên quan. Càng click thì Pinterets chỉ càng đề xuất cho bạn những hình ảnh không liên quan thôi. Đây chính là lý do càng tìm idea càng bế tắc.

  • Nhưng cũng đừng quanh quẩn chỉ với bấy nhiêu đó hình, nếu bạn không click vào những ý tưởng tìm năng khác, thì Pinterest sẽ chỉ đề xuất quanh đi quẩn lại những hình ảnh giống nhau thôi đấy.

3/ Tìm ý tưởng từ icon

Icon đâu chỉ để dùng trong UX/UI. Đối với mình, icon là một nguồn ý tưởng dồi dào cho việc “biến những thứ phức tạp trở nên đơn giản”. Vậy nên, hãy tận dụng chúng bằng cách:

  • Tạo cầu nối giữa ý tưởng của bạn và người xem: Bằng cách sử dụng hình ảnh phổ biến từ icon, bạn có thể xây dựng một cầu nối vững chắc giữa ý tưởng của bạn và cách mọi người hiểu về nó. Tránh việc vẽ những thứ mà chỉ một mình bạn hiểu.

  •  Thách thức tư duy sáng tạo: Sử dụng icon như một nguồn ý tưởng có thể kích thích sự sáng tạo bằng cách đặt ra những thách thức như "Làm thế nào bạn có thể biểu diễn ý tưởng này bằng cách sử dụng những hình ảnh đơn giản như icon?"

4/ Rút ngắn khoảng cách giữa “ý tưởng của khách” và “thiết kế của bạn”.

 Đôi lúc quá tập trung vào thiết kế và các kiến thức chuyên môn, mà mình quên mất mục đích của thiết kế là để phụ vụ cho khách hàng, chứ không phải cho bản thân mình.

 Vì vậy, mình luôn phải tự nhắc bản thân nhớ rằng, một thiết kế thành công là thiết kế gần nhất với idea của khách. Mình chỉ chỉ đơn giản là giúp họ hiện thực hóa ý tưởng đó mà thôi.

5/ Là chính mình

Càng cố làm giống người khác, càng cố tỏ ra chuyên nghiệp khi mình chưa ở “level” của họ, thì rất dễ rơi vào bế tắc, và sản phẩm cho ra cũng chỉ giống như hàng fake của ai đó. Vậy nên, việc là chính mình trong thiết kế là vô cùng quan trọng.

Mình nhận ra một điều rằng, chỉ cần đầu tư, bỏ tâm huyết vào từng công đoạn, thì sản phẩm đầu ra lúc nào cũng mỹ mãn. Có thể chưa bằng người này, người kia, nhưng nó phải là chỉn chu nhất trong khả năng có thể của bản thân mình.

Previous
Previous

#12 - NGHỆ THUẬT “ĐẠO NHÁI”

Next
Next

#10 - TOP 05 SỰ THẬTGIÚP TIẾT KIỆM HÀNG GIỜ THIẾT KẾ